Khách hàng trung thành là gì?
Khách hàng trung thành là những người có niềm tin và gắn bó lâu dài với một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu cụ thể. Họ thường xuyên mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó cho người khác.
Khách hàng trung thành trong tiếng Anh là customer loyalty – Loyalty là lòng trung thành – một thuật ngữ dùng để chỉ sự gắn bó, tin tưởng của một cá nhân hoặc nhóm đối với một đối tượng nào đó. Trong lĩnh vực kinh doanh, loyalty thường được dùng để chỉ sự gắn bó của khách hàng đối với một thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ.
Lòng trung thành của khách hàng phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm tích cực, sự hài lòng và giá trị tổng thể của hàng hóa/ dịch vụ mà khách hàng nhận được từ doanh nghiệp. Khi khách hàng trung thành với một thương hiệu cụ thể, họ không dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng sẵn có hoặc giá cả. Họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn miễn là họ nhận được cùng chất lượng sản phẩm/ dịch vụ mà họ quen thuộc và yêu thích.
Phân loại khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành là gì và cách phân loại khách hàng trung thành là việc chia nhóm khách hàng trung thành thành các nhóm nhỏ dựa trên các đặc điểm hoặc hành vi tương tự. Mục đích của việc phân loại này là để hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn và hành vi của từng nhóm khách hàng, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược Marketing và chăm sóc khách hàng phù hợp và hiệu quả hơn.
Có nhiều cách khác nhau để phân loại khách hàng trung thành. Chẳng hạn:
- Phân loại theo mức độ trung thành: Dựa trên mức độ thường xuyên mua hàng và mức độ hài lòng của khách hàng, khách hàng trung thành có thể được phân thành các nhóm như:
- Khách hàng tiềm năng: Đây là nhóm khách hàng mới mua hàng một lần hoặc một vài lần. Họ có thể trở thành khách hàng trung thành nếu được chăm sóc và hỗ trợ tốt.
- Khách hàng trung thành: Đây là nhóm khách hàng mua hàng thường xuyên và có mức độ hài lòng cao với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Họ là nhóm khách hàng mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp.
- Khách hàng đặc biệt: Đây là nhóm khách hàng có mức độ trung thành cao nhất với doanh nghiệp. Họ có thể là những khách hàng lâu năm, mua hàng với số lượng lớn hoặc có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.
- Phân loại theo giá trị doanh thu: Dựa trên giá trị doanh thu mà khách hàng mang lại cho doanh nghiệp, khách hàng trung thành có thể được phân thành các nhóm như:
- Khách hàng có giá trị cao: Đây là nhóm khách hàng mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tập trung chăm sóc và giữ chân nhóm khách hàng này.
- Khách hàng có giá trị trung bình: Nhóm khách hàng mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
- Khách hàng có giá trị thấp: Doanh nghiệp có thể cân nhắc giảm chi phí chăm sóc nhóm khách hàng này.
- Phân loại theo hành vi mua hàng: Dựa trên hành vi mua hàng của khách hàng, khách hàng trung thành có thể được phân thành các nhóm như:
- Khách hàng mua hàng thường xuyên: Đây là nhóm khách hàng mua hàng với tần suất cao. Doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này.
- Khách hàng mua hàng theo mùa: Là nhóm khách hàng mua hàng theo các dịp lễ, tết hoặc thời điểm nhất định trong năm. Doanh nghiệp cần có kế hoạch Marketing phù hợp để thu hút họ
- Khách hàng mua hàng theo nhu cầu: Nhóm khách hàng mua hàng khi có nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này.
Sau khi tìm hiểu về Khách hàng trung thành là gì thì tiếp theo bạn cần Xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng
Xây dựng chiến lược giữ chân khách hàng là một quá trình quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững. Khi khách hàng cũ mua hàng thường xuyên hơn, họ sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Để xây dựng một chiến lược giữ chân khách hàng thành công, đội ngũ doanh nghiệp cần:
Xác định mục tiêu của chiến lược
Trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược, cần xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp là gì. Muốn tăng tần suất mua hàng của khách hàng hiện tại lên bao nhiêu? Muốn tăng doanh thu từ khách hàng cũ bao nhiêu? Khi đã xác định được mục tiêu, đội ngũ Marketing sẽ dễ dàng lựa chọn các chiến lược phù hợp.
Nghiên cứu khách hàng
Để xây dựng chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng hiện tại của mình. Họ là ai, họ muốn gì, họ gặp phải những vấn đề gì khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu khách hàng thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn, hoặc phân tích dữ liệu khách hàng.
Xây dựng các chương trình và hoạt động giữ chân khách hàng
Dựa trên mục tiêu và hiểu biết về khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng các chương trình và hoạt động giữ chân khách hàng phù hợp. Một số chương trình và hoạt động phổ biến phải kể đến như:
- Chương trình khách hàng thân thiết
- Thẻ tích điểm
- Ưu đãi và khuyến mãi
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Trải nghiệm cá nhân hóa
- Nội dung và thông tin hữu ích
Theo dõi, phân tích đối thủ cạnh tranh
Theo dõi đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, bao gồm xu hướng mới, sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng và các chiến lược Marketing mới. Từ đó có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.
Phân tích đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng giúp doanh nghiệp xác định các lợi thế và điểm yếu của đối thủ, dựa trên cơ sở đó để tìm cách tận dụng những điểm mạnh của mình nhằm cạnh tranh hiệu quả hơn.
Khách hàng đang dần rời xa các chương trình khách hàng thân thiết vốn chỉ cung cấp các ưu đãi và phần thưởng cho những lần mua hàng trước đây. Họ vẫn muốn điều đó, nhưng họ ngày càng tìm kiếm những mối quan hệ thực sự với những thương hiệu họ yêu thích, đặc biệt là những thương hiệu có thể đáp ứng (và theo kịp) nhu cầu, mong muốn của họ.
Khách hàng trung thành giờ đây mong đợi sự công nhận và có đi có lại ở mọi điểm tương tác, không chỉ trong một giao dịch. Họ mong đợi sự giao tiếp hai chiều; nhìn nhận; sự đánh giá; cơ hội đưa ra phản hồi; và bằng chứng cho thấy thương hiệu biết họ là ai, họ thích gì và điều gì sẽ mang lại giá trị cho họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch, chiến lược phù hợp để đáp ứng tốt nhất những mong muốn, kỳ vọng của khách hàng trung thành doanh nghiệp.
Trên đây là một số kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà quý Anh/Chị/Em có thể áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình..
Pingback: KOLs & KOCs & Influencers - Sun-Hi Media