- SUN-HI MEDIA -

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU & TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN CHO DOANH NGHIỆP

Văn hoá ứng xử của giới trẻ hiện nay

Chia sẻ:

Chuyên mục:

Hoạt Động

Ứng xử là gì?

Ứng xử là cách thể hiện thái độ, cử chỉ, hành vi đối với người khác hay đối với một tình huống cụ thể, Ứng trong ứng xử là ứng phó, ứng biến, còn xử là xử sự, xử lý. Nó thể hiện cách chúng ta đối xử với nhau trong giao tiếp hàng ngày, thể hiện văn hóa, đạo đức cũng như nhân cách của mỗi cá nhân.

Ứng xử có thể bao gồm những hành vi lịch sự và tôn trọng, nhưng cũng có thể bao gồm những hành vi không lịch sự hoặc không thích hợp. Ứng xử tốt thường tuân thủ các quy tắc xã hội, đồng thời đáp ứng một cách phù hợp với các tình huống và môi trường xung quanh

Văn hóa ứng xử

Đặc trưng văn hoá ứng xử của người Việt

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hóa ứng xử đã được hình thành qua giao tiếp. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được ông cha ta lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác.

Trong giao tiếp, người Việt ta luôn nhắc nhở nhau về tầm quan trọng của việc chọn lọc từ ngữ và hành động, tránh những cử chỉ khiếm nhã gây mất lòng người khác. Từ xa xưa, ông cha ta đã truyền dạy cho chúng ta: “Ăn phải nhai, nói phải kỹ”. Vậy mới nói, người Việt ta luôn đặt mối quan tâm đặc biệt vào việc giao tiếp, ứng xử hàng ngày.

Người Việt luôn đặt mối quan tâm đặc biệt vào giá trị tình thân. Trước những khó khăn, mọi người đều đến bên nhau vì tình cảm chứ không phải vì lợi ích vật chất. Do đó, trong văn hoá giao tiếp, người Việt đặc biệt coi trọng tinh thần và đặt nó lên hàng đầu.

Cái đẹp trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam mang tính nhân dân, bởi nó hướng đến phục vụ đa số nhân dân. Cái đẹp ấy đặc trưng và đậm đà bản sắc dân tộc, nó là cái lõi, cái hồn đất nước, là tinh hoa của dân tộc. Nó được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ, qua các nghi lễ truyền thống,…

Tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ứng xử người Việt Nam. Phần lớn dân số ở Việt Nam theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài,… tôn giáo thường có ảnh hưởng sâu sắc đến các khía cạnh văn hóa ứng xử của người dân.

Sự nhã nhặn và tế nhị cũng là những đặc trưng văn hoá ứng xử của người Việt Nam. Họ thường tránh những hành động hay lời nói thô lỗ, mất lòng người khác và làm mất đi sự hòa đồng trong mối quan hệ xã hội.

Gia đình và cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam. Gia đình được coi là trung tâm của cuộc sống và mối quan hệ gia đình được đề cao. Sự quan tâm và chăm sóc đến người thân trong gia đình, cùng với lòng hiếu thảo và tôn trọng với cha mẹ, người lớn tuổi là những giá trị quan trọng.

Thực trạng về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay

Khi xã hội ngày càng phát triển, môi trường mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram,… là nơi mà giới trẻ thể hiện văn hóa ứng xử rõ ràng nhất. Không thể phủ nhận sự tiến bộ của khoa học, ng nghệ đã giúp giới trẻ được tiếp thu những nền văn hóa mới, được tự do làm chính mình và mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những sự tiêu cực trong văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay.

Chính vì vậy, nếu không được nắn chỉnh kịp thời sẽ dễ tạo ra một lỗ hổng trong văn hóa ứng xử của giới trẻ cả trong gia đình, cộng đồng, nhà trường,…

Thực trạng tích cực trong văn hóa ứng xử

Tiếp thu tinh hoa văn hóa và tư duy cởi mở:

  • Giao thoa văn hóa đa dạng: Thế hệ trẻ ngày nay được tiếp cận nhiều nguồn thông tin, văn hóa từ internet, tạo nên sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại.
  • Tư duy tiến bộ, không gò bó bởi định kiến: Các bạn trẻ cởi mở trong suy nghĩ, ủng hộ bình đẳng giới, nữ quyền, lên tiếng chống lại nam tính độc hại.
  • Lựa chọn cuộc sống độc lập, đề cao sự nghiệp: Nhiều bạn trẻ lựa chọn DINK family (gia đình hai thu nhập không con) hoặc tập trung vào phát triển sự nghiệp thay vì lập gia đình theo quan điểm truyền thống.

Tôn trọng sự khác biệt:

  • Ủng hộ cộng đồng thiểu số: Giới trẻ quan tâm, ủng hộ cộng đồng LGBT, người da màu, dân tộc thiểu số,…
  • Tôn trọng sở thích cá nhân: Không chê bai, dè bỉu người khác về phong cách ăn mặc, quan điểm cá nhân.

Giữ gìn truyền thống tốt đẹp:

  • Lễ phép, hiếu thảo: Giới trẻ được giáo dục về bài học lễ nghi, chào hỏi người lớn tuổi, đặt chữ hiếu lên đầu, biết lo lắng cho cha mẹ, ông bà.
  • Nếp sống văn minh: Biết xếp hàng đợi đến lượt, nói lời cảm ơn, ứng xử lịch thiệp trong giao tiếp.

Mặt tiêu cực trong văn hóa ứng xử

Song đó, cũng tồn tại nhiều lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử trong xã hội. Nếu nhìn từ một góc độ rộng hơn, một phần của thế hệ trẻ hiện nay đang gặp phải một số vấn đề trong văn hóa ứng xử. Họ thường coi trọng cái tôi của mình quá mức, luôn cố gắng chứng tỏ bản thân và luôn muốn trở thành trung tâm của sự chú ý. Điều này dẫn đến việc dễ dàng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Chẳng hạn, ta có thể thấy hình ảnh các bạn trẻ tập trung đua xe, kêu la, làm ồn ào, thậm chí đánh nhau và lăng mạ người lớn, thầy cô giáo,… Ngay cả ở những nơi ng cộng như quán nước, nhà hàng, khu du lịch, giải trí, và thậm chí những nơi linh thiêng như đền, chùa,… các bạn trẻ cũng thể hiện cái tôi cá nhân một cách mạnh mẽ. Họ không ngại sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, mặc đồ phô trương, khoe thân hình theo gu thời trang kỳ quặc và độc đáo, không giống ai khác… Điều này khiến nhiều người cảm thấy khó chấp nhận và thất vọng.

Việc thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn trẻ cũng góp phần làm gia tăng tình trạng bạo lực trong giới trẻ. Các vụ việc như xích mích trong các hoạt động giải trí, tranh cãi do lời góp ý từ người khác hoặc sự chế nhạo, coi thường của người khác đã trở thành hiện tượng phổ biến và dễ dàng bắt gặp trên các trang thông tin đại chúng và mạng xã hội.

Những hành vi này đưa đến những vụ đánh nhau, xung đột giữa các băng nhóm, thậm chí có những người chứng kiến không can ngăn mà quay lại ghi video để chia sẻ trên mạng xã hội. Những hình ảnh và hành vi đáng lên án này cần được xem xét và đấu tranh để ngăn chặn sự lan truyền của một lối sống tiêu cực và cách cư xử gây tác động xấu đến cộng đồng, làm tổn thương hình ảnh của một xã hội văn minh.

Ngôn ngữ của giới ngày nay cũng ngày càng khó hiểu cho người nghe vì việc chạy theo các trào lưu và xu hướng “hot” của các thần tượng. Bởi cái tôi lớn và muốn chứng tỏ mình là người thời thượng, các bạn trẻ còn dùng ngôn từ đó để nói với cha mẹ, thậm chí mang vào trường học để thể hiện với thầy cô, bạn bè. Ví dụ như việc “khá bảnh” trong cách ăn chơi, nhảy múa, hay cố gắng để có kiểu tóc giống như thần tượng. Kết quả là, một phần của giới trẻ ngày nay sống theo cách tự do hơn, ích kỷ hơn, thiếu sự chân thành trong cảm xúc và có xu hướng lì lợm hơn.

SunHi Media gợi ý một số bí kíp ứng xử thông minh nơi công sở :

  • Lắng Nghe
  • Tôn Trọng
  • Thể Hiện Tác Phong Chuyên Nghiệp
  • Hoà Đồng
  • Thái Độ Tích Cực Lạc Quan
  • Biết Giữ Khoảng Cách
  • Giữ Bình Tĩnh & Kiểm Soát Cảm Xúc

Tham khảo thêm về Công Ty TNHH Tư Vấn Chiến Lược & Truyền Thông Sun-Hi :